Hướng dẫn cách lắp khóa cửa tay nắm tròn tại nhà đơn giản, không cần thợ

Phân loại ổ khóa tay nắm tròn

Khóa cửa tay nắm tròn là loại khóa được sử dụng khá phổ biến hiện nay tại nhiều gia đình, văn phòng. Khóa tay tròn có ưu điểm là dễ dùng, giá thành rẻ và có thể phù hợp với mọi loại cửa. Tuy nhiên, loại khóa này cũng dễ bị hỏng nếu không được sử dụng và bảo dưỡng đúng cách. Lúc này, bạn cần thay khóa để đảm bảo tính riêng tư và an toàn. Bài viết sau đây sẽ chia sẻ đến bạn cách lắp khóa cửa tay nắm tròn tại nhà, không cần thợ cực đơn giản.

Phân loại ổ khóa tay nắm tròn

Khóa tay nắm tròn thường được phân loại thành bốn loại như sau:

  • Loại có một đầu chìa: Thường được sử dụng cho cửa thông phòng, cửa phòng ngủ và cửa phòng vệ sinh. Đây là loại có đầu được thiết kế như nút bấm.
  • Loại có hai đầu chìa: Thường dùng cho cửa chính của căn nhà.
  • Loại có hai đầu trơn: Thường được sử dụng cho phòng của trẻ em, không có nút bấm và không có đầu chìa.
  • Loại có một đầu là nút bấm để khóa, một đầu sơn màu xanh đỏ để chỉ thị trạng thái mở hoặc đóng và có rãnh nhỏ để mở khóa bằng tua vít hoặc dao trong trường hợp khẩn cấp.
Phân loại ổ khóa tay nắm tròn
Phân loại ổ khóa tay nắm tròn

Cấu tạo của khóa cửa tay nắm tròn

Khóa tay nắm tròn có cấu tạo đơn giản gồm ba bộ phận chính:

  • Tay nắm: Bao gồm hai tay nắm dạng quả đấm tròn, bên trong và bên ngoài. Tay nắm được làm từ inox, thép không gỉ hoặc các vật liệu khác như gỗ, nhựa, giả đá, thường được trang trí với hoa văn và màu sắc đa dạng.
  • Thân khóa: Là bộ phận chính nằm trong khung cửa khi được lắp đặt, thường có dạng cối tròn. Thân khóa quan trọng để đảm bảo độ bền, chắc chắn và an toàn của ổ khóa, thường được làm từ thép hoặc inox.
  • Backset (cụm then khóa): Là phần nối từ thân khóa đến cạnh cửa. Trên backset có chốt vát có thể thụt ra hoặc rút vào khi đóng mở cửa, có độ dài khác nhau tùy thuộc vào kích thước của khung cửa, thường từ 50mm đến 127mm.

Ngoài ba bộ phận chính này, khóa tay nắm tròn còn bao gồm các chi tiết phụ như:

    • Nút bấm: Dùng để khóa cửa, có thể là nút bấm hoặc núm vặn tùy theo thiết kế của bộ khóa. Để mở khóa, chỉ cần xoay tay nắm trong và nút bấm tự nảy ra, khóa ở trạng thái mở.
    • Nắp ốp: Có dạng bát tròn, ốp sát vào khung cửa, thường có hoa văn và chất liệu tương đồng với tay nắm. Nắp ốp chủ yếu để trang trí và che phần thân khóa cùng lỗ khoét cửa.
  • Ốp hãm trong
  • Thanh mặt đối (hay miếng đón khóa): Gắn trên khung cửa, có lỗ vuông để chốt vát lọt vào khi đóng cửa.
  • Ốp kim loại: Đặt trong khung cửa, phía dưới của thanh mặt đối.
  • Vít bắt: Gồm vít bắt ốp hãm, vít bắt thanh mặt đối và vít bắt ngõng khóa.

Ngoài ra, trong hộp khóa tay nắm tròn thường có một lẫy nhỏ để giúp tháo lắp khóa trong quá trình lắp đặt hoặc thay thế.

Cấu tạo của khóa cửa tay nắm tròn
Cấu tạo của khóa cửa tay nắm tròn

Hướng dẫn cách lắp khóa cửa tay nắm tròn chi tiết

Cách lắp khóa cửa tay nắm tròn rất đơn giản, bạn có thể tham khảo các bước sau:

  • Bước 1: Khoan lỗ lắp khóa trên cửa, đảm bảo lỗ lắp vừa với khóa

  • Bước 2: Tháo tay nắm trong của khóa

  • Bước 3: Đặt ngõng khóa vào cửa và vặn chặt ốc vít để cố định. Tiếp theo, lắp thân khóa vào đấu cửa và đưa tấm đỡ vào, sau đó vặn chặt ốc để giữ cụm khóa. 

  • Bước 4: Lắp ốp tay nắm hai bên vào cánh cửa, đảm bảo tay nắm và đầu chìa chốt vào cánh cửa, và nhấn mạnh để hoàn tất việc lắp đặt.

Lưu ý khi sử dụng khóa cửa tay nắm tròn  

Khi sử dụng khóa tay nắm tròn, bạn cần lưu ý một vài điều sau:

  • Đóng mở cửa nhẹ nhàng để tránh làm cong then gió hoặc làm chốt khóa bị bật ra ngoài do đóng cửa quá mạnh.
  • Tránh cắm chìa khóa vào khi đang xoay tay nắm, vì điều này có thể làm nhíp định vị bị bung ra và gây tuột tay nắm cửa.
  • Khi vệ sinh ổ khóa, chỉ sử dụng giẻ khô và tránh các hóa chất tẩy rửa mạnh để không làm hỏng lớp sơn bên ngoài và toàn bộ khóa.
  • Thường xuyên kiểm tra và bôi trơn ổ khóa để đảm bảo hoạt động mượt mà và ổn định hơn.
  • Lựa chọn loại khóa phù hợp với nhu cầu sử dụng. Ví dụ, lắp đặt khóa tay nắm tròn có hai đầu nếu có trẻ nhỏ trong nhà, và lắp loại có chốt bên trong cho phòng tắm hoặc phòng ngủ.
  • Luôn mang theo chìa khóa khi ra ngoài. Trong trường hợp mất chìa hoặc quên trong nhà, nên tham khảo cách mở khóa cửa gỗ tại nhà hoặc gọi thợ sửa khóa để tránh gây hỏng cánh cửa.

Bài viết trên đã chia sẻ đến bạn cách lắp khóa cửa tay nắm tròn và những lưu ý khi sử dụng để khóa được bền lâu. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích và giúp bạn có thể tự xử lý khi khóa hỏng tại nhà.