Tay nắm cửa là bộ phận quan trọng giúp việc đóng – mở cửa dễ dàng. Tuy nhiên, sau một thời gian sử dụng, tay nắm cửa có thể bị lỏng, gây khó khăn trong việc sử dụng và tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn. Vậy, nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng này? Cách sửa tay nắm cửa bị lỏng như thế nào? Cùng tham khảo chi tiết trong bài viết dưới đây!
Tay nắm cửa là gì? Vai trò tay nắm cửa?
Tay nắm cửa là bộ phận được gắn trên bề mặt cửa, có chức năng chính là giúp người sử dụng dễ dàng mở hoặc đóng cửa. Tay nắm cửa thường được làm từ nhiều chất liệu khác nhau như kim loại, gỗ, nhựa, thủy tinh… với thiết kế đa dạng, phong phú, phù hợp với nhiều phong cách nội thất.
Ngoài vai trò hỗ trợ người dùng đóng – mở cửa, nhiều tay nắm còn được tích hợp khóa hoặc chốt an toàn, góp phần bảo vệ ngôi nhà khỏi kẻ trộm đột nhập. Bên cạnh đó, tay nắm còn được xem là phụ kiện trang trí quan trọng, góp phần tạo điểm nhấn và thể hiện phong cách riêng cho ngôi nhà.
Nguyên nhân tay nắm cửa bị lỏng
Việc nắm rõ nguyên nhân sẽ giúp bạn biết cách sửa tay nắm cửa gỗ bị lỏng hiệu quả nhất. Dưới đây là những lý do khiến tay nắm cửa bị lỏng lẻo, hỏng hóc:
- Ốc vít bị lỏng: Đây là nguyên nhân phổ biến nhất khiến tay nắm cửa bị lỏng lẻo. Theo thời gian sử dụng, các ốc vít có thể bị lỏng do va đập, rung lắc hoặc đơn giản là do quá trình đóng mở cửa thường xuyên.
- Thanh trục bị mòn: Thanh trục là bộ phận kết nối tay nắm cửa với ổ khóa. Khi thanh trục bị mòn, tay nắm cửa sẽ không còn được cố định chắc chắn và dẫn đến tình trạng bị lỏng lẻo.
- Chất liệu cửa hoặc tay nắm không phù hợp: Việc sử dụng tay nắm cửa bằng chất liệu không phù hợp với chất liệu cửa cũng có thể dẫn đến tình trạng tay nắm bị lỏng. Ví dụ, nếu bạn sử dụng tay nắm cửa bằng kim loại nặng cho cửa gỗ nhẹ, tay nắm cửa có thể bị lỏng do trọng lượng quá lớn.
Ngoài ra, một số nguyên nhân khác cũng có thể khiến tay nắm cửa bị lỏng như:
- Lắp đặt tay nắm cửa không đúng cách.
- Sử dụng lực quá mạnh khi mở hoặc đóng cửa.
- Tác động của môi trường bên ngoài như độ ẩm, nhiệt độ,…
Cách sửa tay nắm cửa bị lỏng hiệu quả
Tay nắm cửa bị lỏng là sự cố phổ biến gây khó khăn trong việc sử dụng cửa và tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn. Trước khi áp dụng các biện pháp khắc phục, bạn cần chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ sau:
- Tua vít: Loại tua vít phù hợp với kích thước ốc vít trên tay nắm cửa.
- Kìm: Dùng để tháo lắp các bộ phận của tay nắm cửa nếu cần thiết.
- Búa cao su: Dùng để đóng nhẹ các bộ phận khi lắp đặt.
- Vải mềm: Dùng để lau chùi bụi bẩn và dầu mỡ.
- Dầu bôi trơn: Dùng để bôi trơn các bộ phận chuyển động của tay nắm cửa.
- Vật liệu thay thế: Chuẩn bị sẵn các vật liệu thay thế như ốc vít, vòng giữ, lò xo… nếu cần thiết.
Tùy từng nguyên nhân mà cách sửa tay nắm cửa bị lỏng sẽ khác nhau. Cụ thể:
- Ốc vít bị lỏng: Dùng tua vít vặn chặt lại các ốc vít trên tay nắm cửa. Lưu ý sử dụng lực vừa phải để tránh làm hỏng ốc vít hoặc tay nắm cửa.
- Thanh trục bị mòn: Nếu tay nắm cửa bị lỏng do thanh trục bị mòn thì bạn có thể dùng miếng đệm kim loại mỏng chêm vào giữa thanh trục và lỗ trên tay nắm cửa. Trong trường hợp nếu thanh trục đã quá cũ và mòn, tốt nhất bạn nên thay thế tranh trục mới cho cửa.
- Lò xo hồi vị yếu/gãy: Đối với cửa khóa tay nắm tròn hoặc dạng nút, bạn có thể tháo tay nắm cửa, tháo lò xo cũ và thay thế lò xo mới có kích thước phù hợp. Còn đối với tay nắm cửa dạng gạt, bạn cần tháo tay nắm cửa, tháp nắp che, tháo lò xo cũ và thay thế lò xo mới.
- Lắp đặt tay nắm cửa đúng cách: Việc lắp đặt tay nắm sai cách có thể khiến tay nắm bị lỏng lẻo, trong trường hợp này bạn cần tháo tay nắm cửa cũ ra, lựa chọn tay nắm mới phù hợp với cửa và loại khóa, sau đó tiến hành thay thế. Nếu không có kinh nghiệm, hãy nhờ đội ngũ thợ sửa khóa có kinh nghiệm để được hỗ trợ.
Sau khi khắc phục sự cố, hãy vệ sinh sạch sẽ tay nắm cửa và các bộ phận liên quan bằng vải mềm. Tiếp đến, bôi trơn các bộ phận chuyển động của tay nắm bằng dầu bôi trơn chuyên dụng để đảm bảo tay nắm hoạt động êm ái, trơn tru.
Cách khắc phục một số lỗi tay nắm cửa khác
Ngoài sự cố bị lỏng, tay nắm cửa còn gặp nhiều lỗi khác như: bị gãy, bị kẹt… Dưới đây là hướng dẫn các cách khắc phục lỗi tay nắm cửa khác mà bạn có thể tham khảo:
Tay nắm cửa lò xo bị gãy
Để khắc phục sự cố này bạn cần tháo rời các phụ kiện kết nối với lõi khóa. Lấy vòng đệm ở phía trên và kiểm tra tình trạng lò xo. Nếu lò xo bị hỏng hoặc bị giãn, bạn nên tay thế lò xo mới và lắp đặt lại tay nắm cửa.
Tay nắm rơi ra khỏi ổ cắm cửa
Vòng giữ là bộ phận quan trọng của khóa cửa. Tuy nhiên, khi đóng cửa quá mạnh hoặc tay nắm cửa bị lực tác động có thể làm vòng giữ bị bật ra. Lúc này bạn cần tháo tay nắm ra để kiểm tra. Nếu vòng giữ còn nguyên vẹn, hãy lắp đặt nó lại vị trí. Trường hợp vòng giữ bị hỏng hoặc nứt hãy thay thế bằng phụ kiện mới.
Tay nắm không quay trở lại sau khi nhấn
Tay nắm không quay trở lại sau khi nhấn có thể do lò xo hồi vị của tay nắm đã bị hỏng hóc. Để khắc phục, bạn cần tháo các phụ kiện kết nối, tháo lõi ra khỏi ổ cắm và lò xo bên trong. Sau đó lắp lò xo mới cho tay nắm cửa.
Cách hạn chế tình trạng tay nắm cửa bị lỏng
Bên cạnh cách sửa tay nắm cửa bị lỏng, bạn cũng cần áp dụng các biện pháp dưới đây để giúp tay nắm cửa hoạt động êm ái, bền bỉ, tránh bị lỏng lẻo hay hỏng hóc.
Lựa chọn tay nắm cửa phù hợp
Chọn tay nắm cửa có chất liệu phù hợp với chất liệu cửa, đảm bảo độ bền và tính thẩm mỹ. Chẳng hạn, với cửa gỗ nên chọn tay nắm cửa bằng gỗ hoặc kim loại cao cấp, với cửa nhựa nên chọn tay nắm cửa bằng nhựa hoặc kim loại nhẹ. Ngoài ra, tay nắm cửa cần có kích thước phù hợp với độ dày của cửa để thuận tiện cho việc cầm nắm.
Lắp đặt tay nắm cửa đúng cách
Thực hiện lắp đặt tay nắm cửa theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Nên sử dụng các dụng cụ phù hợp để đảm bảo tay nắm có độ chính xác và chắc chắn. Sau khi lắp đặt, nên kiểm tra kỹ lưỡng để đảm bảo tay nắm cửa hoạt động trơn tru và không bị lỏng lẻo.
Vệ sinh và bảo dưỡng định kỳ
Vệ sinh tay nắm cửa thường xuyên bằng vải mềm và dung dịch tẩy rửa nhẹ. Bôi trơn các bộ phận chuyển động của tay nắm cửa bằng dầu bôi trơn chuyên dụng theo định kỳ. Đồng thời, thường xuyên kiểm tra và siết chặt các ốc vít trên tay nắm cửa để tay nắm luôn chắc chắn.
Sử dụng khóa cửa đúng cách
Đóng mở cửa nhẹ nhàng, tránh vặn tay nắm cửa quá mạnh. Tuyệt đối không dùng tay nắm cửa để treo vật nặng hoặc làm điểm tựa. Hạn chế va đập mạnh vào tay nắm cửa.
Thay thế tay nắm cửa khi cần
Khi tay nắm cửa bị hư hỏng nặng hoặc không thể sửa chữa được, hãy thay thế tay nắm cửa mới để đảm bảo an toàn và tính thẩm mỹ.
Tình trạng tay nắm cửa bị lỏng tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn và ảnh hưởng đến thẩm mỹ của ngôi nhà. Hy vọng với hướng dẫn chi tiết về nguyên nhân, cách sửa tay nắm cửa bị lỏng và biện pháp phòng ngừa trong bài sẽ giúp bạn có thể tự tin giải quyết sự cố một cách nhanh chóng, hiệu quả.